Để đáp ứng yêu cầu cùa bạn phương xa mong muốn trực tiếp góp phần cùng các ACE Vạn Hạnh trong công tác trao HọcBổng, BanTổChức 50 năm Hội Ngộ đã tổ chức chuyến đi trao bọc bổng cho các em học sinh thuộc các trường trong thị xã Vĩnh Châu (chi phí tự túc bởi mổi thành viên) Tổng số thành viên lên đến 20 người. Các thành viên trong đoàn gồm những người có tâm huyết trong công tác khuyến học của gia đình Vạn Hạnh cùng những mạnh thường quân là thân hửu VH. Chuyến đi trong 3 ngày, từ ngày 01/11/14 đến 03/11/14

NGÀY 1: Khởi hành lúc 06.30 vào ngày mà chúng ta không thể nào quên : 01/11/1963 Xe bon bon trên đường cao tốc Saigon-Trung lương , trên xe tiếng nói cười rôm rả, Qua địa phận Bến lức-Long An, quê huong thứ hai của anh Dếp được anh giải thích rõ ràng, Xa xa kia là nếp nhà của gia đình anh. Những địa danh ghi lại dấu chân kỹ niệm của mổi lần hành quân. 08.00: Tạm dừng tại ngã ba TL trút bớt gánh nặng trong người và thưởng thức tô hủ tiếu Mỷ Tho nổi tiếng của quê hương . Rất tiếc là không có thời giờ tạt qua TP/Mỹ Tho, ghé thăm chùa Vĩnh Tràng và “vô dzường” của chị Loan kế bên chùa. Cũng chẳng dịp ghé thăm “ngôi nhà ma” noi thẩm phán K.T.Hinh đã ở năm xưa. Sau khi vững bụng, đoàn ta tiếp tục lên đường. Thị trấn Cai Lậy hiện ra, lúc này bồn chồn nhất trong đoàn là anh Chí Cường, đúng thẳng len để nhìn cho rõ tiệm thuốc Bắc nằm ngay dưới chân Cầu Cai Lậy nơi mà bà con thân thích vẫn còn sinh sống nơi đây, anh thưc sự xúc động và cứ ngoái nhìn theo cho đến khi khuất dạng. Cái Bè…Cầu Mỷ Thuận…rồi Vỉnh Long…đến Cầu Cần Thơ, thủ phủ của Miền Tây một thời. Đến ngả ba Cái Tắc, từ đây, rẽ phải là dường đi Vị Thanh, bây giờ là tỉnh Hậu Giang rồi qua Rạch Giá ,quê huong của bạn Dương Tùng Vân. Tại thị trấn nhỏ bé này,anh chàng Công Thành, CSV Vạn Hạnh,sau khi học tập cải tạo về sinh sộng tại đây với cuốc xẽng vui chơi cùng ruộng đồng. Cũng tai nơi này, năm xưa, Bầu Vị (Trần Tấn Vị) đã … “Ra đi tìm dường cứu nước”nơi bến Rạch Gòi Hơn 3/4 đoạn dường, xe vẫn lăn bánh, tiếng nói cười của bạn, của tôi vãn hòa vang. Cầu Trắng, rồi Phụng Hiệp nơi có 7 dòng sông cung hòa quyện nhau. “Sông Ngả Bảy chảy ra Bảy ngã” Bảng vọng cổ “tình anh bán chiếu” ra đời với giong ca Út Trà Ôn vẫn còn mê hoặc mọi người. 12.30 Đoàn ta đến Sóc Trăng, ăn trưa và nhận phòng nghĩ ngơi để sáng sởm hôm sau trực chỉ Vỉnh Châu Buổi chiều, ACE có dip tham quan chùa Dơi, chùa Đất Sét và chùa Kleang cùng trong TX Sóc Trăng. Trở ngại duy nhất khi tham quan Chua Dơi là mọi người phải cuốc bộ 200m để vào chùa nếu không dùng xe của 1 công ty DL đang khai thác kinh doanh tại đây. Vì lý do này mà năm rồi chị Túy Hoa và mọi người đã hủy bỏ cuộc viếng thăm Chùa Dơi. Chùa Đất Sét, khuôn viên nhỏ hep, nhưng có nét độc đáo riêng: toàn bộ tương Phật trong chùa đều làm bằng đất sét. Nơi đây có bán các loại tương, chao vả cải xá bấu (loại củ cải chua ngọt của người Tiều Châu dúng với cháo trắng rất ngon). ACE mình mổi người đều mua một ít. Chiều đêm dần tàn, sau khi dùng cơm, cả đoàn định nghỉ ngơi để tối nay dạo 1 vòng TX Sóc Trăng thưởng thức món bùn nước lèo nổi tiếng. Thay ví dạo ST nhưng nhân dịp có Hội chợ KT-TM Sóc Trăng gần KS nên cả đoàn đi tham quan HC. Các đặc sản cua vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có mặt :nào nhản tím, ổi không hạt, sầu riêng… cho đến gạo tím (không dùng thuốc bảo vệ thực vật phân hóa hoc…)Mải lo tham quan, quên mất mục Bún nước lèo, đành hẹn năm sau vậy. Hính ảnh và clip trên mổi chặng đường đã được nhiều bạn post lên nhanh nhất. Kỳ này các phó nhòm chuyên nghiệp hoạt động hết công suất : Le Dũng, Thúc Vĩnh, và nhất là anh Dếp không bỏ công tìm góc chụp để có tấm hình đẹp nhất. Hơn 21.00 giờ ,cũng đã mỏi chân, cả đoàn về KS nghỉ qua đêm để sáng sớm hôm sau đi Vĩnh Châu làm công tác chính : Trao học bổng và quà tặng cho học sinh và người nghèo .

 

 

NGÀY 2 :
Các tường trình của ngày công tác thứ hai đã được gởi đến các bạn ngày hôm sau
chuyến công tác trở về.
Tuổi già xế bóng chiều hôm .
Gặp nhau vui vẻ om xòm như xưa .
Ba chìm bảy nổi nắng mưa .
Bạn bè Vạn Hạnh vẫn thừa tình thâm .
Xin Đại ca thứ lổi, tôi tạm mượn bốn câu thơ vừa phổ biến trên EG để nói lên tình cảm của
bạn bè khi hội ngộ sau những năm dài xa cách.
Trong các buổi HM 50 năm Vạn Hạnh vừa qua, ACE VH khắp muôn phương tụ họp về dây
vẩn chưa tìm ra cụm từ nào diển tả hết tâm tư tình cảm của minh bằng những câu thơ này.
Cám ơn ĐC.

…Tiếp tục chuyến đi trở về Cantho sau buổi phát HB và quà tai SocTrang, tối nay đoàn nghỉ
đêm tai Can Tho.
Lúc này, các bạn trên xe bàn tán sôi nồi về các mục sẽ thực hiện khi ghé lại CT.
Mổi người một ý, riêng “xóm nhà lá” ngồi cuối xe gồm :Thành ,A/C Cường -Hồng, Le Dũng
đã nhắc nhiều đến A/C Vĩnh -Hồng (Hồng dòn) đã không có mặt trong các buổi HM 50 năm
này. Phải chi…,phải chi có Bà Hồng (dòn) thì các cuộc vui sẽ tăng thêm gấp bội.
“Để tui về, tui kể về mấy bửa đi chơi với bạn bè VN cho Bà Hồng” tức chơi”, đó là lời của Bà
“Hồng mềm” (Cường).

Chuyến đi đã đạt mục đích cấp phát HB của Hội Khuyến Học.
Các bạn Vạn Hạnh trong cũng như ngoài nước đã tận mắt chứng kiến những em HS , những
người già và trẻ em còn khốn khó. Những ánh mắt háo hức trước khi nhận HB, nhận quà…
những đôi tay kéo lê bao gạo trên đương về…được ống kính của bạn Dũng , bạn Dếp ghi nhận.

Riêng cá nhân tôi, giờ phút này, tôi muốn ngỏ lời cám ơn đến các bạn Vạn Hạnh, các thân hửu VH
đã cùng sát cánh với anh em bên nhà chung lo công việc đầy ý nghỉa này.
Tôi cám ơn anh Phạm quang Bá, một thân hửu VH, người đã hổ trợ hết mình cho Quỷ HB.
Tôi cũng cám ơn A/C Phạm quang Thông ,A/C Vĩnh Marie đã góp công sức và hổ trợ tài vật
cho chuyến di đuọc thành công.
Anh Trương chí Cường, bản thân tôi rất trân trọng những việc đã làm từ nhiều năm qua cho VHEF, mong anh tiếp tục công việc đáng quý này.
Tôi xin dành nhửng tình cảm quý mến gởi dến Chị Lê Thị Điệp, Anh Ng.V.Nam Anh kẻ thì hết mình, người thì âm thầm hổ trợ cho mọi công tác Vạn Hạnh của chúng ta.
Trong niềm xúc động chợt ùa đến khi viết những dòng này gởi đén các bạn…tôi tự hỏi :Cái gì làm cho CSV Vạn Hạnh gắn bó với nhau ?. Phải chăng tinh thần Vạn Hạnh mà chúng ta đã dược học , chúng ta vẩn giử đuọc cho đến hôm nay và mai sau.
Thôi, tôi đã đi quá xa câu chuyện về những ngày công tác rồi. Mong các bạn thứ lổi ! (già rồi mà).

Trở về Cần Thơ, tình cảm anh em bất chợt bùng lên khi mình sắp gặp lai bạn xưa.
Xe vào thành phố ,ngang qua quán caphe Hoàng Gia ( số 17 Nguyễn Trãi) nơi bạn
UÔNG XƯƠNG PHÁT là một”ông chủ nhỏ” nhưng không dừng lại để xuống thăm bạn được,
phải về khách sạn nhận phòng và trút bỏ bụi đường, mặc áo mới đến thăm bạn hiền.
Nửa giờ sau, đoàn ta có mặt tại Hoang Gia.
Biết bao vui mừng, “tay thì cứ bắt nhưng mặt nhìn không ra”. Phát và “TUẤN con” cố vận dụng bộ nhớ
già cổi của mình gọi ten mổi người nhưng vẫn trớt quớt khi gặp lại Trương chí Cường -Nguyễn văn Dếp.
Tài chủ Phát đã từng nói: “không lời là không làm”, nhưng chuyến đi này quả là “lời khẳm”.
Những câu chuyện về tình bạn lại bắt đầu nổ rang bên tách caphe, ly sửa, trái dừa…được chủ quán chiêu dải…free.
Đặc biệt ,tối nay, Ông chủ quán đóng cửa dể vui cùng anh em trên tàu du lich trên sông Cantho.
Các ông thì bên lon bia, các bà bên dỉa trái cây thưởng thức trong tiếng nhạc lời ca của ca sỉ miệt vườn

21.00 chia tay hai ông bạn Can Tho, cả doàn tiếp tục dạo Bến Ninh Kiều và chợ đêm trước khi vế KS…khò một giấc.

NGÀY 3
Ngày cuối của chuyến đi cũng là ngày thư giản của mọi người.
06.30:
Sau khi dùng điểm tâm, cả đoàn di chuyển xuống Bến Ninh Kiều ,cùng ngồi trong một
thuyền du lịch bắt đầu tham quan sông nước Can Thơ, trực chỉ Chợ nổi Phong Điền.
(Chợ nổi Cái Răng ngày xưa nay dời vào Phong Điền.)

Bước chân xuống thuyền tại Bến Ninh Kiều,mình nhớ lại khúc phim cùng bà xả hồi hộp,
run run…nhắm mắt đưa chân xuống “Taxi chèo tay” ra tàu vươt biên đang đậu tại Mỏ Ó
, cù lao Long Phú (Sóc Trăng).
Cuộc đào thoát không thành,tiền mất…nhung tật không mang , trở về với hai bàn tay trắng
và chờ ngày…đi tiếp. Than ôi ! con người có số,sau ba lần định cải số trời, mình đành sống
“tha hương trên chính quê hương của mình”.

Thuyền lướt nhẹ trên sông, gió hiu hiu thổi trong buổi sáng tinh sương, mọi người háo hức
thưởng ngoạn cảnh hai bên bờ: bên này là TP/Cần Thơ, bên kia là Cồn Ấu của ngày xưa,
nay có Cầu Cần Thơ hiện đại nối hai bờ Vỉnh Long và Can Thơ.
Qua Cầu Quang Trung, rồi đến Cái Răng ,xuồng ghe xuôi ngược chất đầy sản vật địa phương,
nào là :dưa hấu, củ sắn củ hành, chuối, xoài, đu đủ,dừa…không thiếu sản vật nào của Miền Tây
sông nước.
Ghe bán thứ gì thì treo thứ đó trên “cây bẹo”, nhìn vào là biết ngay.
Bánh mì thịt, hủ tíu,bánh bèo, bánh lot, caphe, giải khát…vé số..Hầm bà lằng…đủ cả theo
những con thuyền nhỏ len lỏi chào mời du khách.
Các tay săn ảnh của đoàn mặc sức ra tay…bấm máy. Hầu hết các máy ảnh ,điện thoại được tận
dụng tối đa để ghi lại những khoảnh khắc đang nhớ của chuyến đi.

09.00 :Lên bờ, sát ngay canh sông là làng du Lịch Mỹ Khánh.
Nằm một phần trên “Lộ vòng Cung” hay “Tuyến lửa Vòng cung”nổi tiếng khi xưa, đây là
chiến trường sôi động tranh giành giửa hai phe Quốc/Cộng, là điểm chiến lược an ninh của
Tiểu khu Phong Dinh.
Thăm thú vườn tược, cây trái tại làng Mỹ Khánh cũng chính là thăm một làng tiêu biểu của cả
vùng sông nước Nam bộ
Cả đoàn còn được xem 2 cuộc đua lý thú : đua heo và đua chó, xem khỉ làm xiếc.

Gối bắt đầu mỏi, chân bước chậm, cả đoàn cũng hăng hái vào thăm Thiền viện Trúc Lâm
Phuong Nam nằm kề bên làng Mỷ Khánh.Thiền viện được xây dựng gần 4 hecta và mới
khánh thành tháng 05/2014.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam hiên nay là ngôi chuà với kiến trúc thuần Việt lớn nhất
của khu vực đồng bằng sông Cửu long.
Tâm tư lắng đọng trước thiền môn, mọi người đảnh lể trước Phật đài trong tiếng chuông gió bên tai.
Rời Phương Nam trở về Mỷ Khánh dùng cơm trưa rồi nghỉ ngơi đôi chút cả doàn lên xe về lại Sai gon.

12.30
Giả từ Tây Đô giửa nắng gay gắt. Ta tiến về Saigon, thủ đô yêu dấu một thời của chúng ta.
Trên đường về ghé qua Bến Tre tham quan Cầu Rạch Miểu, cây cầu dài nhất Miền Tay
do kỷ sư và công nhân VN thực hiện với tầm nhìn quá hạn hẹp.
Thay vì làm Cầu với 6 làn xe thì Rạch Miểu chỉ có 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe gắn máy nhỏ.
Dốc cầu thì cao vời vợi, xe gắn máy lên không nởi là chuyện thường. Cầu hẹp, mổi khi có tai nạn
hoạc xe chết máy…thì kẹt xe dài dài.
Từ trên cầu, nhìn bao quát chung quanh, phong cảnh thật hửu tình: Bến phà Rạch Miểu xưa,
cồn Phụng (Đạo Dừa), cồn Thới Son…nằm gọn dưới chân mổi người.
Dừng chân bên quán nhỏ, mọi người thăm thú ,ngắm nghía vật dung gia đình và lưu niệm
làm từ dừa. Keo dừa ,keọ chuối bánh tráng, bánh lá dừa…Đặc sản của Bến Tre đều có nơi đây.

14.00
Giả từ Bến Tre, giả từ các tỉnh Miền Tây hiền hòa, bình dị với người dân chân chất. hiếu khách
đã làm lưu luyến du khách phương xa.
Các bạn thân ,trong chuyến đi này, chắc rằng mổi người sẽ có mổi cảm nhận khác nhau
nhưng tôi chắc rằng :
Có điều gì đó làm cho CSV Vạn Hạnh gắn chặt với nhau hơnvà mãi mãi vững bền.
Tôi vẩn chưa biết đó là điều gì ?
Mong nhận được ý kiến của các bạn

Lê Công Thành Khxh1
thanhcontours@yahoo.com

Photo Photo

Photo Photo

Photo Photo