TƯỞNG NHỚ GIÁO SƯ TÔN THẤT THIỆN (1924-2014)

 Bài viết: GS Phm L Hương
Kính thưa Bà Tôn Thất Thiện và tang quyến,

Được tin buồn Giáo sư Tôn Thất Thiện đã từ biệt gia đình và bạn bè, học trò cũ để đi vào cõi vĩnh hằng, chúng tôi xin có lời chia buồn cùng bà và gia đình.

Chúng tôi đã có cơ duyên làm việc dưới quyền GS Tôn Thất Thiện tại Đại học Vạn Hạnh trong mấy năm cuối thập niên 1960 tại Việt Nam. Nhiều cựu sinh viên và nhân viên của Viện Đại học Vạn Hạnh đã viết những kỷ niệm về Giáo Sư Tôn Thất Thiện. Chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm vào đây về khía cạnh giáo dục. Giáo sư Thiện là một trong những người có tâm huyết và trình độ của ngành giáo dục Việt Nam trước năm 1975, Giáo sư đã cùng Ban giảng huấn nòng cốt của Viện ĐH Vạn Hạnh lập ra chương trình giảng dạy và là vị khoa trường đầu tiên của Phân Khoa Khoa Học Xã Hội ĐH Vạn Hạnh. Dù bận công việc chính là tham gia chính phủ đứng đầu để điều hành Bộ Thông Tin, nhưng Giáo sư luôn luôn dành thì giờ chăm sóc công việc cũng như giảng dạy tại Phân Khoa Khoa học Xã Hội, Đ.H. Vạn Hạnh.

Sau khi tôi đi du học và tốt nghiệp ngành Thư viện Học tại Mỹ năm 1972, dù GS đã thôi không làm Khoa Trưởng PK Khoa Học Xã Hội Vạn Hạnh, nhưng Giáo sư cũng đã tìm học bổng qua sự quen biết tại trường cũ của Giáo sư tại Geneva, Thụy Sĩ, và dành cho cá nhân tôi đi thực tập hậu đại học tại nơi đó trong 3 tháng, để nâng cao kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm của thư viện Âu Châu, để theo lời của Giáo sư :” làm cho cô Lệ-Hương có thể hoà đồng việc thực hành của ngành thư viện Mỹ và Âu Châu ngõ hầu phục vụ tốt hơn tại ĐH. Vạn Hạnh.” Tôi rất biết ơn sự chăm sóc về học vấn của GS Thiện dành cho nhân viên dưới quyền cũng như các sinh viên của ĐH. Vạn Hạnh.

Để góp vào “Điếu văn của con cho Cha” của chị Lan con gái của Giáo sư đã viết, thì tôi xin thêm đôi điều về Thầy Thiện. Giáo sư là người luôn luôn tìm tòi học hỏi thêm để bổ túc cho những gì mà Giáo sư cảm thấy chưa được rành rẽ. Tôi còn nhớ ở tuổi trên 80 mà Giáo sư còn e-mail hỏi tôi cách dùng font chữ Việt gõ trên máy điện toán ra sao, để còn tự dùng máy điện toán để đánh máy bài viết tiếng Việt và viết trên điện thư để gửi đi cho bạn hữu, học trò v.v…, ít tuần sau đó tôi e-mail hỏi thăm xem Giáo sư đã làm được chưa thì được thư trả lời “Tui đang học từ từ, chưa lên lớp được” rồi lại dí dỏm ký tên “Trò Thiện” dưới thư! Sau đó Giáo sư lại còn nhờ tôi chỉ cách dùng bộ gõ tiếng Việt VPSKeys cho một người bạn, một vị giáo sư khác ở Virginia.

Khi chúng tôi và một số bạn hữu trong ngành Thư viện học tham gia việc dịch từ điển của ngành này, chúng tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ của Giáo sư Thiện và các cựu giáo sư, các cựu sinh viên Vạn Hạnh để xuất bản sách này, hầu đóng góp vào việc phát triển ngành thư viện của Việt Nam. Đó là những khích lệ lớn lao giúp cho chúng tôi tiếp tục góp phần vào công cuộc phát triển văn hoá giáo dục cho Việt Nam nói chung. Chúng tôi xin trân trọng ghi ơn Giáo sư Thiện cùng những quý vị này. Về thuật ngữ chuyên ngành, có khi Giáo sư hỏi tôi về mấy thuật ngữ về Phật giáo, tôi không biết nên lại điện thoại hỏi một tu sĩ Phật giáo rồi gửi điện thư trình lại đến giáo sư. Đây là một chứng cớ rõ ràng dành cho việc học hỏi không ngừng nghỉ của Giáo sư dù tuổi đã khá cao. Giáo sư đã có trí nhớ phải nói là “phi thường” cái gì đọc qua đều ghi nhớ như là có một bộ “điện não sống” trong đầu của mình. Làm việc trong ngành thư viện, có người hỏi tôi về một sự kiện nhỏ trong lịch sử Việt Nam của thập niên 1920-1930 mà lúc đó tôi chưa sinh ra đời! Tôi tìm hoài không ra thông tin đó, nên e-mail hỏi Thầy Thiện, được Thầy trả lời ngay và còn cho tên cuốn sách có thông tin đã được ghi trong một cước chú được xuất bản năm 1989.

Cách đây không lậu Giáo sư đã tặng cho Viện Việt Học ở Nam California những sách báo mà Giáo sư đã thu thập được trong mấy chực năm, và Viện Việt Học cũng đã quay phim làm lễ tiếp nhận di sản tri thức quý báu này này rất trọng thể.

Sự ra đi cuả Thầy Thiện là một mất mát lớn cho gia đình của Thầy nói riêng, và cho đại gia đình ĐH Vạn Hạnh nói chung. Chúng tôi chân thành cầu nguyện Chư Phật gia hộ cho Hương Linh của Thầy sớm được Vãng Sinh Tịnh Độ.

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.

Phạm Thị Lệ-Hương, California

Hình năm 2005: GíaoSư TônThấtThin và cưu nhân viên PhânKhoa KHXH của Viện ĐH VnHnh họp mặt Tiền Đại Hội Vạn Hạnh 2005 tại sân sau nhà anh Lê Văn Thạnh Khxh1 ở Fountain Valley Nam California Usa .
 NV Phm Dim Tuyết + GS PhạmLệHương + Thầy Tôn Thất Thiện + NV LêVănTư + Khxh5 NguyễnTrọngLực